Tư vấn khởi kiện vi phạm bản quyền

Khởi kiện vi phạm bản quyền là một quá trình pháp lý được thực hiện khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Việc khởi kiện giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trước hành vi trái quy định pháp luật. Người khởi kiện cần được tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1. Đơn khởi kiện vi phạm bản quyền

a. Khi nào cần soạn thảo đơn khởi kiện?

Khi quyền sở hữu trí tuệ của bạn bị xâm phạm, chẳng hạn như tác phẩm, sản phẩm sáng tạo (văn học, nghệ thuật, phần mềm, thiết kế, v.v.) bị sao chép hoặc sử dụng trái phép mà không được sự đồng ý. Điều này thường xảy ra khi quyền tác giả hoặc quyền liên quan không được tôn trọng, hoặc bạn phát hiện hành vi chiếm đoạt các quyền này.

Nếu việc thương lượng hoặc hòa giải với bên vi phạm không đạt được thỏa thuận và hành vi vi phạm gây ra thiệt hại về tài chính (như mất doanh thu) hoặc uy tín, người bị xâm phạm bản quyền có thể yêu cầu pháp luật can thiệp. Khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại hoặc khẳng định quyền sở hữu trí tuệ của bạn

b. Đơn khởi kiện là gì?

Đơn khởi kiện là văn bản thể hiện yêu cầu của bạn gửi đến Tòa án, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu Tòa án có thụ lý và giải quyết vụ việc hay không. Do đó, đơn khởi kiện cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hình thức và nội dung theo Luật Tố tụng Dân sự. Nếu không đáp ứng các yêu cầu này, Tòa án có thể từ chối thụ lý và trả lại đơn.

c. Có những cách gửi đơn khởi kiện nào?

Tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

“Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).”

 

d. Nội dung đơn khởi kiện bao gồm

Khi soạn thảo đơn khởi kiện, bạn cần chú ý phần yêu cầu khởi kiện là bắt buộc và phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, mang tính đề xuất để Tòa án xem xét giải quyết. Tránh đưa ra các yêu cầu phi thực tế, không có căn cứ hoặc trái quy định pháp luật. Yêu cầu cần cụ thể, không nên chung chung hay khái quát. Việc đưa ra yêu cầu không phù hợp không chỉ dẫn đến việc Tòa án bác bỏ yêu cầu mà bạn còn có thể phải chịu án phí theo quy định pháp luật.

Phần nội dung, đảm bảo trình bày rõ ràng diễn biến và bản chất tranh chấp. Tránh viết dài dòng, lan man; chỉ cần nêu các sự kiện quan trọng theo trình tự thời gian. Tuy nhiên, cũng không nên quá tóm tắt khiến người đọc khó hiểu được diễn biến tranh chấp. 

 Quy định pháp luật về nội dung của đơn khởi kiện bao gồm:

Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

“a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Để soạn thảo đơn khởi kiện, bạn có thể tham khảo các biểu mẫu có sẵn trên internet hoặc tại các bảng thông báo công khai ở trụ sở Tòa án.

2. Tài liệu, chứng cứ khởi kiện vi phạm bản quyền

2.1 Tài liệu, chứng cứ, hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền

Bên cạnh đơn khởi kiện, các tài liệu chứng minh quyền sở hữu bản quyền và chứng cứ về hành vi vi phạm sẽ giúp Tòa án có đủ thông tin để đưa ra phán quyết chính xác và công bằng. Việc nộp đầy đủ hồ sơ và chứng cứ không chỉ giúp quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra suôn sẻ mà còn đảm bảo tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện.

Theo khoản 1 Điều 91 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về nghĩa vụ chứng minh:

“Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”

Các tài liệu, chứng cứ cần phải liên quan trực tiếp đến yêu cầu khởi kiện, bao gồm chứng minh quyền sở hữu, hành vi vi phạm, thiệt hại (nếu có) và các bằng chứng khác.

Cần đảm bảo giao nộp chứng cứ đầy đủ, chính xác cho Tòa án trong thời gian quy định. Việc không cung cấp chứng cứ đầy đủ có thể ảnh hưởng đến kết quả vụ án.

Bên cạnh đó, người khởi kiện cần đảm bảo yêu cầu khởi kiện có căn cứ pháp lý rõ ràng và hợp pháp. Nếu yêu cầu thiếu căn cứ pháp lý, Tòa án có thể từ chối thụ lý vụ án.

Việc thực hiện đúng nghĩa vụ chứng minh sẽ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đảm bảo tiến trình giải quyết vụ việc diễn ra thuận lợi.

2.2 Các tài liệu, chứng cứ vi phạm bản quyền về tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Chứng cứ vi phạm bản quyền tác giả rất quan trọng trong việc chứng minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các chứng cứ này có thể bao gồm nhiều loại tài liệu, thông tin và bằng chứng khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Việc thu thập đầy đủ và chính xác các chứng cứ trên là rất quan trọng để chứng minh hành vi vi phạm bản quyền và yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Chứng cứ phải rõ ràng, đáng tin cậy và có liên quan trực tiếp đến vụ kiện để đạt được kết quả mong muốn trong quá trình tố tụng.

a. Đối với tranh chấp vi phạm bản quyền về quyền tác giả

So với các vụ kiện khác thì khởi kiện vi phạm bản quyền về quyền tác giả, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ thông thường bao gồm:

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hoá – thông tin cấp. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là chứng cứ để chứng minh người có tên trong Giấy này là tác giả của tác phẩm. Trong trường hợp đương sự không làm thủ tục đăng ký tại Cục bản quyền tác giả, nếu muốn chứng minh là tác giả, đương sự phải chứng minh mình đã sáng tạo ra tác phẩm và sự sáng tạo đó đã được định hình dưới một hình thức vật chất;

– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện dưới hình thức: bài báo, sách, tạp chí, băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình… có nội dung vi phạm tác phẩm đã được bảo hộ;

– Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm;

– Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Toà án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ thừa kế quyền tác giả;

– Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm;

– Hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;

– Hợp đồng thuê biểu diễn nghệ thuật, hợp đồng tổ chức sản xuất chương trình văn hoá, nghệ thuật; hợp đồng sản xuất, phát hành băng ghi âm, ghi hình; hợp đồng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này; và

– Hoá đơn thanh toán thù lao, nhuận bút trong trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền hưởng các khoản này của tác giả.

b. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ thông thường bao gồm:

– Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được sử dụng để chứng minh người có tên trong văn bằng là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể là Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

– Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong trường hợp chứng minh ai là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;

– Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Toà án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;

– Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng li-xăng trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những hợp đồng này;

– Hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này;

– Đơn và các giấy tờ khác chứng minh đã nộp đơn;

– Các hợp đồng, giấy tờ khác về việc mua bán, gửi giữ, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá/dịch vụ có gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trong trường hợp chứng minh hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp;

– Các hoá đơn, chứng từ hợp lệ; và

– Danh mục nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng trong trường hợp chứng minh nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.

Bên cạnh đó, một số vật chứng cũng có thể được sử dụng. Ví dụ: Hàng hoá gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ; hàng hoá gắn đối tượng sở hữu công nghiệp bị coi là vi phạm; các khoản thu lợi bất chính…

3. Dịch vụ tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền của VPLS Tô Đình Huy

Văn phòng luật sư chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền. Là dịch vụ pháp lý được cung cấp để hỗ trợ cá nhân hoặc tổ chức trong việc chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ, và các tài liệu cần thiết để khởi kiện khi quyền tác giả bị xâm phạm. Dịch vụ này giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp có hành vi sao chép, phân phối, sử dụng tác phẩm trái phép mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền.

Lợi ích của dịch vụ tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền:

- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: luật sư giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong trường hợp vi phạm bản quyền, đảm bảo không bị thiệt hại về tài chính, danh tiếng.

- Chuẩn bị hồ sơ chính xác: Tư vấn giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh những sai sót có thể dẫn đến việc bị từ chối hoặc mất quyền lợi.

- Tăng khả năng chiến thắng: Với sự hỗ trợ của luật sư, khách hàng sẽ tăng khả năng chiến thắng trong vụ kiện bằng cách cung cấp các chứng cứ vững chắc và yêu cầu khởi kiện hợp lý.

- Giảm rủi ro pháp lý: Dịch vụ tư vấn giúp tránh được những rủi ro pháp lý do thiếu hiểu biết về quy trình tố tụng hoặc các quy định pháp luật liên quan.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc chuẩn bị hồ sơ và giải quyết vụ kiện, đồng thời tránh các sai lầm có thể dẫn đến việc kéo dài thủ tục tố tụng.

4. Quy trình thực hiện tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền của VPLS Tô Đình Huy

Các bước dịch vụ tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền:

- Bước 1: Tư vấn về quyền sở hữu và vi phạm bản quyền: Đánh giá tình trạng bản quyền của tác phẩm và việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tư vấn về các quy định pháp lý liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan, và các hành vi xâm phạm bản quyền.

- Bước 2: Kiểm tra và xác minh tài liệu chứng minh quyền sở hữu bản quyền: Hướng dẫn khách hàng cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bản quyền (giấy chứng nhận quyền tác giả, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, bản sao tác phẩm gốc, v.v.). Tư vấn về việc bảo vệ bản quyền và các biện pháp pháp lý cần thiết nếu tác phẩm chưa được đăng ký bản quyền.

- Bước 3: Thu thập và chuẩn bị chứng cứ vi phạm: Tư vấn về các loại chứng cứ cần thiết để chứng minh hành vi vi phạm bản quyền (hình ảnh, video, biên bản kiểm tra, hợp đồng, thư trao đổi, v.v.). Giúp khách hàng thu thập chứng cứ từ các nền tảng trực tuyến, các sản phẩm sao chép vi phạm, và các tài liệu khác có liên quan.

- Bước 4: Soạn thảo đơn khởi kiện và hồ sơ tố tụng: Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện chính xác theo mẫu của Tòa án. Tư vấn về các yêu cầu khởi kiện hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm yêu cầu ngừng hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại. Cung cấp mẫu đơn khởi kiện, hướng dẫn chi tiết về cách điền thông tin và các nội dung cần có trong đơn khởi kiện.

- Bước 5: Hỗ trợ khách hàng trong việc giao nộp hồ sơ khởi kiện: Tư vấn về các bước tiếp theo sau khi nộp đơn khởi kiện, từ việc tham gia phiên tòa đến việc thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết.

- Bước 6: Tư vấn về các giải pháp và biện pháp khắc phục:Tư vấn về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm, bao gồm yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu ngừng hành vi xâm phạm, yêu cầu tiêu hủy các sản phẩm vi phạm, v.v. Tư vấn về khả năng đàm phán, thỏa thuận ngoài tòa án hoặc giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác.

5. Vì sao nên lựa chọn VPLS Tô Đình Huy?

VPLS Tô Đình Huy là một trong những lựa chọn uy tín và chất lượng trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đặc biệt trong các vụ việc liên quan đến vi phạm bản quyền. Luật sư tại VPLS Tô Đình Huy đã xử lý nhiều vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện từ việc đánh giá tình trạng bản quyền, thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, cho đến việc đại diện khách hàng trong suốt quá trình tố tụng. Đội ngũ luật sư sẽ đồng hành cùng khách hàng trong từng giai đoạn, đảm bảo mọi thủ tục pháp lý được thực hiện đúng quy định.

Cung cấp các tư vấn pháp lý chính xác, giúp khách hàng hiểu rõ về quyền lợi của mình và các quy định pháp luật liên quan. Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề, từ việc khởi kiện đến các phương án giải quyết tranh chấp ngoài tòa án.

Các luật sư có chuyên môn sâu về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong việc xử lý các vụ kiện vi phạm bản quyền. Khách hàng có thể yên tâm rằng hồ sơ của mình sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của  mình. Với kinh nghiệm dày dặn và chiến lược pháp lý bài bản, VPLS Tô Đình Huy có tỷ lệ thành công cao trong việc giải quyết các tranh chấp về bản quyền. Từ đó, khách hàng có thể yên tâm rằng vụ việc của mình sẽ được giải quyết đúng đắn và có lợi.

6. Thông tin liên hệ VPLS Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ luật sư tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự thông tin chi tiết về dịch vụ, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.

Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn hồ sơ khởi kiện vi phạm bản quyền, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.

 Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.