1. Thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư được thực hiện khi nào?
Khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 có quy định về tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư có quy định:
- Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trường thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các truờng hợp sau đây:
- Để bảo vệ tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
- Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý về môi trường;
- Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quannhaf nước quản lý về lao động;
- Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;
- Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, dự án đầu tư có thể tạm ngừng theo 03 trường hợp: (i) theo quyết định của Nhà đầu tư; (ii) theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; (iii) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong một số trường hợp đặc biệt.
2. Thời gian tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng.
Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tối đa không quá 12 tháng.
Trường hợp dự án đầu tư tạm ngừng hoạt động với tổng thời gian quá 12 tháng thì có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và buộc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
3. Quy trình, thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư
Thành phần hồ sơ: (áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư quyết định ngừng dự án đầu tư theo khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư 2020)
Để thực hiện thủ tục tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư (theo Mẫu A.I.13, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT);
Thông báo tạm ngừng cần có các nội dung chính sau: Thông tin nhà đầu tư; thông tin tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư; tình hình hoạt động của dự án đầu tư (thực hiện các thủ tục hành chính, tiến độ triển khai); tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính; nội dung tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư; cam kết của nhà đầu tư.
- Quyết định, biên bản họp về việc tạm ngừng dự án đầu tư (nếu có)
- Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.
- Văn bản uỷ quyền đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật.
Thẩm quyền:
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh: đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở: đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thời gian giải quyết:
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định tạm ngừng dự án đầu tư, Nhà đầu tư phải gửi thông báo đến Cơ quan có thẩm quyền.
Nếu nhà đầu tư không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức tức từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Ngoài ra buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.
- Trường hợp dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng dự án đầu tư để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
>>> THAM KHẢO MẪU THÔNG BÁO TẠM DỪNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
4. Phạm vi cung cấp dịch vụ Đại diện thông báo tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư
Dịch vụ đại diện thông báo tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư sẽ tiến hành các nội dung sau:

- Tư vấn pháp luật đầu tư hiện hành về tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan;
- Tư vấn lý do tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư cụ thể;
- Tư vấn về thời hạn được tạm ngừng, gia hạn tạm ngừng và thời gian tối đa;
- Tư vấn xem xét, đánh giá hệ quả pháp lý của việc tạm ngừng dự án;
- Tư vấn thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư về hồ sơ, thời gian giải quyết, chi phí;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư cụ thể;
- Đại diện nhà đầu tư thực hiện việc nộp hồ sơ,
- Nhận kết quả giải quyết tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các thủ tục hành chính liên quan;
- Tư vấn thủ tục liên quan đến việc hoạt động lại dự án sau khi tạm ngừng.